Thi hành công việc bởi sinh viên và những người tốt nghiệp các trường đại học Ba Lan

Giải thích cụ thể

Một số công dân các quốc gia thứ ba khác và những người vô quốc tịch mà có học đại học ở Ba Lan thì có thể thi hành công việc mà không cần phải xin giấy phép lao động.

Những người học đại học chính quy hoặc làm luận án tiến sỹ thì không cần phải xin giấy phép như vậy, nếu như họ đang ở Ba Lan:

  • Dựa trên cơ sở giấy phép tạm cư với mục đích học đại học kể cả những trường hợp mà họ là công dân BY, giấy phép đó được cấp cho họ để theo khóa học chuẩn bị) – tức là dựa trên cơ sở thẻ cư trú có ghi dòng chữ „được tiếp cận thị trường lao động” mà đã cấp cho họ sau khi nhận giấy phép;

  • Hợp pháp, trong khi chờ xem xét đơn xin được cấp giấy phép tạm cư tiếp theo với mục đích học đại học, thường gọi là „đã đóng con dấu” (hãy kiểm tra các hạn chế);

  • Hợp pháp, trong khi chờ xem xét đơn xin được cấp giấy phép tạm cư, khác với mục đích nói trên, giấy phép định cư, giấy phép cư trú lâu dài trong Liên Âu, thường gọi là „đã đóng con dấu” – chỉ trong trường hợp, nếu trước khi nộp đơn đã có quyền lao động ở Ba Lan (hãy kiểm tra các hạn chế);

  • Liên quan đến việc tận dụng tính di động sinh viên;

  • Dựa trên cơ sở visa do lãnh sự CH Ba Lan cấp với dòng chữ „sinh viên”;

  • Dựa trên cơ sở visa khác, do lãnh sự CH Ba Lan cấp, trừ trường hợp visa cấp với mục đích du lịch hoặc là để tận dụng sự bảo hộ tạm thời;

  • Dựa trên cơ sở visa hoặc giấy tờ cư trú do quốc gia khác trong khối Schengen đã cấp;

  • Trong khuôn khổ lưu thông không cần visa;

  • Dựa trên cơ sở giấy phép tạm cư, trừ trường hợp cấp theo bối cảnh cần cư trú ngắn hạn.

Sinh viên các quốc gia thứ ba khác cũng không cần xin giấy phép lao động, khi đang sống ở Ba Lan hợp pháp, dựa trên cơ sở có quyền cư trú mà được đi lao động, những người mà:

  • Đang thi hành công việc trong khuôn khổ thực tập nghề nghiệp, do các tổ chức là thành viên các hiệp hội sinh viên quốc tế giới thiệu sang;

  • Đang thi hành công việc trong khuôn khổ hợp tác giữa các cơ quan tuyển việc nhà nước với các đối tác nước ngoài của họ, nếu như việc cấp cho người nước ngoài được thi hành công việc là đã được cơ quan tuyển việc chức năng khẳng định;

  • Là sinh viên của các trường đại học hoặc là học sinh của các trường nghề ở các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia trong Cộng đồng Chung Châu Âu hoặc Liên bang Thụy Sỹ, mà đang thi hành công việc trong khuôn khổ thực tập nghề nghiệp có ghi trong nội quy đại học hoặc chương trình học tập, với điều kiện là phải xin được giấy giới thiệu đi thực tập như vậy do trường đại học hoặc trường dạy nghề cấp cho.

Ngoài những trường hợp nói trên, việc xin giấy phép lao động là không cần thiết, không phụ thuộc vào:

  • Hình thức đại học (chính qui hoặc không chính qui),

  • Nơi đã từng học (tức là không phụ thuộc vào chuyện là trường đại học có được khẳng định với mục đích được nhận người nước ngoài hay là đã có cấp quyết định cấm không được nhận người nước ngoài vào học, không phụ thuộc vào chuyện là trường công hay trường tư) và

  • Mức học và thể loại đại học.

- Trong mỗi trường hợp, nếu người nước ngoài có sự tiếp cận thị trường lao động hoàn toàn, không phụ thuộc vào sự kiện sang Ba Lan học tập, trường hợp có xảy ra thí dụ như khi mà:

  • đang là người hưởng lợi sự bảo hộ quốc tế hoặc là sự bảo hộ hình thức quốc gia để không bị trục xuất (bạn đang có qui chế tị nạn ở Ba Lan, bạn đã được cấp sự bảo hộ bổ sung ở Ba Lan; bạn có giấy phép cho cư trú vì những lý do nhân đạo hoặc là giấy phép cho cư trú cấp thẻ trại ở Ba Lan; bạn đang tận dụng bảo hộ tạm thời ở Ba Lan) hoặc là bạn đang có giấy phép còn hạn do Cục trưởng Cục Ngoại kiều cấp về việc đang có làm thủ tục cấp sự bảo hộ quốc tế;

  • đang có giấy phép cư trú vô thời hạn (giấy phép định cư hoặc là giấy phép cư trú lâu dài trong Liên Âu);

  • đang có giấy phép tạm cư dành cho thành viên gia đình của công dân CH Ba Lan;

  • đang có giấy phép tạm cư với mục đích đoàn tụ gia đình;

  • đang có giấy phép tạm cư dành cho nạn nhân vụ buôn người;

  • đang có Thẻ Người Ba Lan còn hạn và giấy tờ hợp pháp hóa sự cư trú của bạn ở Ba Lan.

Để giữ lại những người tốt nghiệp các trường đại học ở Ba Lan vào làm việc cho thị trường lao động địa phương, Bộ luật có đề cập hàng loạt tiêu chuẩn dễ dãi để họ có thể tiếp cận việc làm.

Người tốt nghiệp đại học là người mà đã có được bằng tốt nghiệp đại học hệ cử nhân, hệ thạc sỹ, hệ thạc sỹ đồng nhất hoặc là hệ tiến sỹ, mà họ có danh hiệu tương ứng là cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ, thạc sỹ kỹ sư, tiến sỹ, có thể là có các chức danh tương tự khác.

Người đó, nếu là công dân của quốc gia thứ ba khác (tức là không có quốc tịch của một trong các quốc gia Liên Âu, Na Uy, Ai-xơ-len, Lichtenstein hoặc Thụy Sỹ hoặc là người vô quốc tịch thì có thể xin cấp giấy phép tạm cư bởi vì có những bối cảnh khác dành cho những người tốt nghiệp các trường đại học Ba Lan. Giấy phép này cấp cho để mục đích tìm việc làm hoặc là định tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp giấy phép này thì không quan trọng đã từng thi hành học đại học theo hình thức nào – chính qui hay là không chính qui.

Sau khi tìm được việc làm ở Ba Lan, người tốt nghiệp đại học ở các trường đại học ở Ba Lan, trong các viện khoa học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Ba Lan hoặc là trong các viện nghiên cứu hoạt động dựa trên cơ sở các nguyên tắc về các viện nghiên cứu thì có thể đi làm việc mà không cần xin giấy phép, nếu như không chỉ đã từng học đại học chính qui, mà còn đang có quyền cư trú ở Ba Lan, dựa trên cơ sở mà người này được phép lao động (thí dụ như có giấy phép cư trú, trừ trường hợp giấy phép cấp theo những bối cảnh cần cư trú ngắn hạn). Việc được miễn không cần xin giấy phép lao động này là không liên quan đến những người nước ngoài đã tốt nghiệp đại học không chính qui (đó là đại học tại chức, học buổi tối, học từ xa v.v...).

Những người tốt nghiệp đại học như vậy, khi xin giấy phép tạm cư và lao động thì được miễn không phải nộp thông tin của Huyện trưởng về việc không có khả năng thỏa mãn nhu cầu nhân sự cho chủ việc làm trong thị trường lao động địa phương (không cần phải thi hành cái gọi là thử nghiệm thị trường lao động) trong khoảng thời gian 3 năm trước khi nộp đơn xin cấp giấy phép đó. Việc được miễn này liên quan đến cả những người tốt nghiệp trường đại học có trụ sở ở Ba Lan, cũng như những người tốt nghiệp trường đại học có trụ sở ở trong lãnh thổ quốc gia khác thuộc Cộng đồng Chung Châu Âu (UE, NO, IS, LI) hoặc Thụy Sỹ. Người nước ngoài cũng có thể tận dụng quyền miễn này, nếu đã từng học ở ngoài Ba Lan, trong các quốc gia nói trên, kể cả học chính qui hay là không chính qui.

Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Voluptatum sed necessitatibus in voluptas, laboriosam adipisci aliquam earum libero sapiente