Hồ sơ
Người nước ngoài xin cấp giấy phép tạm trú với mục đích đoàn tụ gia đình (hoặc vợ/chồng đại diện cho người đó, khi người đó đang cư trú ngoài lãnh thổ Ba Lan) phải nộp lên Chủ tịch tỉnh nơi cư trú của mình những giấy tờ sau:
đơn in sẵn phải được điền, đúng theo như bản hướng dẫn, để xin được cấp giấy phép cư trú – nếu không thì đơn sẽ bị để đó mà không được xem xét.
Các nguyên tắc điền đơn được giới thiệu trong giai đoạn tiếp theo” Điền đơn”. Trong phần này cũng có đơn để điền trong MOS và để kéo xuống in ra.
Trong trường hợp lúc đệ đơn, người nước ngoài cư trú ở ngoài lãnh thổ Ba Lan và mới có ý định đoàn tụ với vợ/chồng đang ở Ba Lan, người đó phải viết văn bản đồng ý vợ/chồng đệ đơn – nếu không, đơn đề nghị sẽ không được thụ lý. Việc lập văn bản đó tương đương với việc ủy quyền cho vợ/chồng được hoạt động đại diện cho người thân thích trong thủ tục này.
4 ảnh hiện hành, chụp hình dạng khuôn mặt của người nước ngoài theo kiểu để không gây chút nghi ngờ nào, không được che đội ở đầu và không được đeo kính râm, phải có đầy đủ các tiêu chuẩn xác định thep pháp luật, tức là ảnh không bị hỏng, ảnh màu, độ nét tốt, kích thước 35 mm x 45 mm; mới chụp không quá 6 tháng trước khi nộp đơn; phải chụp hình dạng khuôn mặt từ đỉnh đầu đến phần ngực trên, sao cho khuôn mặt chiếm 70-80% bức ảnh, chụp trên nền sáng đồng đều, ảnh chụp người nước ngoài nhìn thẳng phía trước, mắt mở mà không bị tóc che khuất, nét mặt tự nhiên và miệng đang ngậm, mà cũng phải để màu da tự nhiên, đặc biệt đôi mắt người nước ngoài phải nhìn thấy rõ, thấy được đồng tử của mắt, mà đường thẳng của đôi mắt người nước ngoài phải song song với cạnh trên của bức ảnh – nếu không thì đơn sẽ bị để đó mà không được xem xét.
Các nguyên tắc cho phép tình huống mà:
• người nước ngoài, mà phải đội đầu theo đúng các nguyên tắc tôn giáo của mình thì có thể nộp cùng đơn xin những bức ảnh có che đầu, nhưng cả khuôn mặt phải được hở ra hoàn toàn, mà người nước ngoài nộp cùng với đơn một bản cam đoan là mình theo đạo như vậy;
• người nước ngoài khuyết tật thị giác từ lúc sinh ra hay là mới bị sau này đều có thể nộp đơn với những bức ảnh chụp đeo kính râm, nhưng trong trường hợp như vậy thì phải nộp giấy tờ khẳng định sự tàn tật, nếu không có khả năng nộp giấy tờ gì thì viết bản cam đoan là mình bị tàn tật;
• người nước ngoài có thể nộp cùng với đơn xin những bức ảnh chụp nhắm mắt hoặc là với hình dạng khuôn mặt không được tự nhiên hoặc là ảnh há mồm, nếu có những lý do chính đáng (thí dụ như tình trạng sức khỏe là như vậy).
photocopy giấy tờ thông hành còn hạn (đồng thời phải chìa cho người nhận hồ sơ xem hộ chiếu gốc – nếu không thì đơn sẽ bị để đó mà không được xem xét).
Trong những trường hợp đặc biệt có cơ sở, nếu người nước ngoài không có giấy tờ thông hành còn hạn và không có khả năng xin giấy tờ mới thì có thể nộp giấy tờ khác mà có thể khẳng định một cách không còn nghi ngờ gì về danh tính của mình. Đồng thời, người đó cũng phải chứng minh một cách khách quan là không có khả năng xin được cấp giấy tờ mới, dù đã cố gắng rất nhiều.
Bằng chứng nộp lệ phí thuế
Chuyển sang giai đoạn „Nộp lệ phí thuế”, để có thêm nhiều thông tin.
Trong giai đoạn nộp đơn thì cũng cần phải nộp bằng chứng cần thiết để khẳng định các số liệu và các bối cảnh mà có viết trong đơn làm cơ sở để xin cấp giấy phép tạm cư.
Các bằng chứng này không liên quan khả năng đơn không được xem xét và có thể bổ sung trong quá trình thủ tục xét đơn. Nhưng cần nhớ là nếu nộp đầy đủ hồ sơ ngay từ lúc nộp đơn thì rất có lợi cho đương sự. Bởi vì là khi cả bộ hồ sơ nghiêm chỉnh thì rất dễ dàng xét đơn ngay ở giai đoạn đầu và Ủy ban có thể thi hành những xác định chuẩn xác ngay về giới hạn tình hình của người nước ngoài, tất nhiên là quá trình xét đơn sẽ được tiến hành nhanh và hạn chế nguy cơ liên quan đến chuyện người nước ngoài cần bổ sung giấy tờ trong quá trình xét đơn để xin cấp giấy phép tạm cư.
Nếu Bạn đang xin cấp giấy phép tạm trú để đoàn tụ gia đình, Bạn phải nộp thêm những giấy tờ sau:
Bản sao giấy đăng ký kết hôn (giấy đó nên được cấp không quá 3 tháng trước khi nộp đơn); trong trường hợp có lý do để nghi ngờ về tính chân thực của giấy tờ tư pháp được xuất trình, Chủ tịch tỉnh có quyền yêu cầu thêm là giấy tờ đó được chứng nhận dưới hình thức chứng nhận apostille hoặc được hợp pháp hóa bởi lãnh sự Ba Lan sau khi đã được chứng nhận bởi cơ quan hữu quan của nước xuất xứ;
Bản sao giấy phép cư trú của vợ/chồng mà Bạn định cư trú trên lãnh thổ Ba Lan cùng với vợ/chồng đó;
Các giấy tờ chứng minh rằng hôn nhân mang tính chất chân thực và là lý do chính đáng để người đó cư trú trên lãnh thổ Ba Lan trong thời gian quá 3 tháng, ví dụ như: các ảnh chụp chung vào các thời điểm khác nhau và vào các dịp khác nhau, các giấy thông báo của các người làm chứng, các giấy tờ chứng minh việc hai vợ chồng ở chung hoặc việc họ giữ liên lạc trước khi đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của các con v.v., đặc biệt là khi Bạn nộp đơn đề nghị cấp giấy phép lần đầu tiên;
Giấy tờ chứng nhận bảo hiểm y tế;
Tài liệu xác nhận nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên đầy đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân và các người thân thích được người đó nuôi dưỡng (đối với người có hộ gia đình một người đây là khoản tiền 776 zloty sau thuế một tháng, đối với người ở cùng gia đình – là khoản tiền 600 zloty sau thuế một tháng); nếu vợ/chồng đang cư trú trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan sẽ trang trải cho các chi phí sinh sống của Bạn thì cũng được coi là đã thỏa mãn được điều kiện phải có nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên
Tài liệu xác nhận việc người nước ngoài được đảm bảo nơi cư trú tại Ba Lan
Trong trường hợp người nước ngoài muốn mình được đại diện trong thủ tục bởi người bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, người đó phải nộp giấy ủy quyền và giấy chứng nhận nộp lệ phí.
Trong trường hợp bị góa vợ/chồng, Bạn phải nộp giấy chứng tử của vợ/chồng và các giấy tờ chứng minh việc có lý do chính đáng để cơ quan nhà nước cấp cho Bạn giấy phép tiếp tục cư trú tại Ba Lan.
Trong trường hợp ly hôn hoặc ly thân, Bạn phải nộp phán quyết của tòa án liên quan đến tình hình của Bạn và các giấy tờ chứng minh việc có lý do chính đáng để cơ quan nhà nước cấp cho Bạn giấy phép tiếp tục cư trú tại Ba Lan.
Bạn hãy nhớ!
giấy tờ phải được nộp bản chính hoặc là bản photocopy có khẳng định sao y bản chính bằng chữ ký của công chứng viên hoặc của người đại diện cho đương sự là là luật sư hoặc là chuyên gia luật; nhân viên Ủy ban Tỉnh ở phòng tiếp nhận hồ sơ cững có thể đóng dấu chứng nhận sao y bản chính, nếu có chìa ra cho họ xem các bản chính;
các giấy tờ mà ghi bằng ngoại ngữ thì phải được nộp cùng với bản dịch tuyên thệ sang tiếng Ba Lan; danh sách các phiên dịch tuyên thệ của Bộ Tư pháp được tiếp cập theo link:
các giấy tờ liên quan chặc chẽ với nhau phải được nộp cùng nhau (thí dụ như hợp đồng thuê nhà gián tiếp phải được nộp cùng hợp đồng thuê nhà trực tiếp) và phải còn hạn đến tận khi cho ra quyết định.
Liên quan đến vấn đề chứng minh các tình tiết là lý do chính đáng để cư trú tại Ba Lan trong thời gian quá 3 tháng, pháp luật không quy định danh mục (danh sách) các giấy tờ chứng minh cho sự tồn tại của mối quan hệ gia đình. Trong thực tế, ngoài cách giấy tờ tư pháp xác nhận cho việc đăng ký kết hôn, người nước ngoài phải nộp vào hồ sơ bằng chứng các loại giấy tờ chứng minh về sự tồn tại của mối quan hệ cá nhân thực tế và thân mật, có đặc điểm là hai người quan tâm đến nhau và phụ thuộc vào nhau, mà cơ quan nhà nước đánh giá những giấy tờ đó theo nguyên tắc đánh giá chứng cứ tự do. Đây có thể là các loại bằng chứng cho phép xác định tính chất và tính bền vững của mối quan hệ, ví dụ như tư liệu chứng minh cho việc hai vợ chồng ở cùng nhau trong thời gian trước khi đệ đơn về việc cấp giấy phép, chứng minh về việc hai người giữ liên lạc trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua email, lời khai của văn bản thông báo của các người làm chứng, các giấy tờ chứng nhận việc hai người có con chung, cũng như các loại giấy tờ khác có thể giúp đỡ xác định những tình tiết nêu trên.
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Voluptatum sed necessitatibus in voluptas, laboriosam adipisci aliquam earum libero sapiente