Thủ tục xem xét hồ sơ
Trong thủ tục cấp giấy phép tạm trú cho người thân thích của công dân, người nước ngoài chưa thành niên là đương sự duy nhất. Người đó được đại diện trong thủ tục bởi người đại diện theo pháp luật.
Khi người nước ngoài chưa thành niên cư trú tại Ba Lan, thì người đại diện theo pháp luật của người đó điền vào đơn và gửi đơn trong Mô-đun Xử lý Hồ sơ; sau đó, người đó phải in ra đơn, ký vào đơn và đích thân nộp đơn (với sự có mặt của trẻ em đã đủ 6 tuổi) cùng với các giấy tờ cần thiết khác. Khi thực hiện những thủ tục này, người đó không thể được thay thế bởi người bảo vệ các quyền lợi hợp pháp. Trong trường hợp trẻ em chưa thành niên dưới 6 tuổi, trẻ em đó không cần đích thân đi ra văn phòng Chủ tịch tỉnh để đệ đơn. Đơn đề nghị có thể được gửi qua bưu điện hoặc được nộp tại phòng nhận hồ sơ của cơ quan bởi người được ủy quyền.
Khi trẻ em đang cư trú ngoài Ba Lan, thì những hoạt đông nêu trên được thực hiện bởi người thân thích (cha, mẹ hoặc cha dượng/mẹ kế được ủy quyền), mà trẻ em định đoàn tụ với người thân thích đó ở Ba Lan.
Cơ quan xem xét đơn là Chủ tịch tỉnh có thẩm quyền đối với nơi cư trú hiện tại hoặc nơi cư trú dự định của người nước ngoài chưa thành niên tại Ba Lan (khi người đó đang cư trú ở ngoài Ba Lan). Chủ tịch tỉnh thụ lý đơn đề nghị của cha hoặc mẹ của trẻ em hoặc của vợ/chồng được cha hoặc mẹ đó ủy quyền, bắt đầu (hoặc từ chối bắt đầu) và tiến hành thủ tục xem xét hồ sơ cấp giấy phép tạm trú. Cơ quan cấp trên đối với Chủ tịch tỉnh là Giám đốc Sở Ngoại kiều.
Thủ tục hành chính trong vụ việc cấp giấy phép tạm cư được bắt đầu theo như lời yêu cầu viết trong đơn xin.
Ngoài trường hợp không chịu đến làm dấu vân tay, Tỉnh trưởng từ chối không tiến hành làm thủ tục, khi mà vào ngày nộp đơn xin cấp giấy phép đó có xuất hiện ít nhất một trong các bối cảnh như nêu ra dưới đây, có liệt kê trong điều 99 khoản 1 Bộ luật về người nước ngoài:
người nước ngoài đang có giấy phép có tính chất vô thời hạn trong lãnh thổ CH Ba Lan (giấy phép định cư/ giấy phép cư trú lâu dài trong Liên Âu),
đang ở Ba Lan dựa trên cơ sở có visa Schengen chỉ được vào lãnh thổ này được cấp với mục đích như có nói trong điều 60 khoản 1 điểm 23 Bộ luật về người nước ngoài (đó là chỉ tạm sang với hình thức nhân đạo, vì quyền lợi quốc gia hoặc là vì trách nhiệm quốc tế),
đang ở Ba Lan dựa trên cơ sở giấy phép tạm cư được cấp theo những trường hợp như có nói trong điều 181 khoản 1 Bộ luật về người nước ngoài – mà giấy phép cấp cho những bối cảnh đặc biệt chỉ để tạm cư trú ngắn hạn,
đang ở trong lãnh thổ CH Ba Lan dựa theo hình thức bảo hộ quốc tế (quyền tỵ nạn, quyền bảo hộ bổ sung, bảo hộ tạm thời) hoặc là bảo hộ trong nước (tị nạn chính trị, đồng ý cấp cho thẻ trại, đồng ý cho cư trú vì lý do nhân đạo) hoặc là đang xin được cấp bảo hộ quốc tế hoặc là cấp chế độ tị nạn chính trị,
đang bị tạm giữ, bị đưa vào Trại có canh gác hoặc là đang bị áp dụng hình thức phòng ngừa dưới dạng là cấm không cho ra khỏi biên giới quốc gia,
đang bị ngồi tù tước quyền tự do hoặc là bị bắt,
đang ở trong lãnh thổ CH Ba Lan sau khi nhận quyết định buộc hồi hương và chưa hết khoảng thời hạn tự nguyện hồi hương xác định trong quyết định buộc người nước ngoài hồi hương, kể cả trong trường hợp đã gia hạn khoảng thời gian đó,
có trách nhiệm buộc ra khỏi lãnh thổ CH Ba Lan trong những trường hợp như có nói trong điều 299 khoản 6 Bộ luật về người nước ngoài (tức là có trách nhiệm buộc ra khỏi lãnh thổ CH Ba Lan liên quan đến việc đã kết thúc thủ tục liệt kê trong nguyên tắc điều khoản đó)
đang ở ngoài biên giới Cộng hòa Ba Lan.
Việc từ chối không nhận hồ sơ sẽ được đưa ra theo hình thức có quyết định, mà có thể khiếu nại quyết định đó.
Nhà lập pháp quy định về toàn bộ thủ tục cấp giấy phép tạm trú dựa trên nguyên tắc là người nước ngoài chưa thành niên (nếu đã đủ 6 tuổi) sẽ phải trình diện tại văn phòng Chủ tịch tỉnh không quá hai lần – lần đầu tiên là lúc nộp đơn đề nghị (đơn đề nghị cấp giấy phép, hoặc đơn đề nghị cấp cấp thẻ cư trú – sau khi người nước ngoài đã được cấp giấy phép và đã sang Ba Lan), còn lần thứ hai là lúc nhận thẻ cư trú có ghi thông tin về nhân thân của người nước ngoài, sau khi đã được cấp giấy phép. Người nước ngoài chỉ có thể bị gọi ra cơ quan nhiều hơn khi điều đó là cần thiết đối với thủ tục, đặc biệt là để trình bày lời khai liên quan đến các tình tiết quan trọng đối với việc cấp giấy phép.
Khi người nước ngoài đến cơ quan để nộp đơn đề nghị, cơ quan sẽ tống đạt cho người đó công văn bao gồm thông tin về thủ tục đang được tiến hành, kể cả về số hiệu thủ tục, về thời điểm dự định hoàn thành thủ tục và về quyền tham khảo hồ sơ thủ tục và bổ sung hồ sơ thủ tục, hoặc cơ quan sẽ gửi công văn đó qua bưu điện theo địa chỉ của cha hoặc mẹ của trẻ em (hoặc của vợ/chồng của cha hoặc mẹ, khi trẻ em đang cư trú ở nước ngoài) được nêu trong đơn đề nghị. Công văn đó có thể bao gồm yêu cầu đương sự bổ sung các thiếu sót về hình thức của đơn đề nghị, và/hoặc yêu cầu bổ sung đơn đề nghị bằng thêm một số tư liệu cần thiết.
Trong quá trình thủ tục, cơ quan hành chính sẽ cung cấp cho đương sự các hướng dẫn và chỉ dẫn cần thiết. Có ý nghĩa là nếu trong giai đoạn nộp đơn đề nghị, ch hoặc mẹ (hoặc cha dượng/mẹ kế được ủy quyền) không xuất trình toàn bộ chứng cứ cần thiết để cấp giấy phép, thì cơ quan sẽ gửi cho người đó văn bản yêu cầu cung cấp những chứng cứ đó trong thời hạn nhất định, bình thường là từ 7 đến 14 ngày. Trong trường hợp người nước ngoài tham khảo văn bản đó nhưng thấy rằng mình không hiểu rõ nội dung văn bản, người đó nên đề nghị cơ quan giải thích nội dung đó. Giấy triệu tập sẽ được chuyển cho người nước ngoài mà không phải do người điều hành bưu điện nhận theo địa chỉ do người đó chỉ định qua ePUAP (hoặc chuyển cho người đại diện của người đó, nếu được chỉ định). Các nguyên tắc chi tiết của việc tống đạt công văn được quy định trong Chương 8 Phần I Bộ luật Thủ tục Hành chính – “Tống đạt”.
Bạn hãy nhớ!
Để có lợi cho bên tham gia thì cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan xem xét đơn xin.
Khi thay đổi địa chỉ tống đạt thư, bạn phải thông báo ngay cho cơ quan đó biết về sự kiện này.
Khi đi ra nước ngoài, bạn phải thuê một người được ủy quyền để hộ nhận thư ở Ba Lan.
Cần thêm thông tin có trong trang web: Những sai sót thường xảy ra nhất.
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Voluptatum sed necessitatibus in voluptas, laboriosam adipisci aliquam earum libero sapiente